$721
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của casino online holland. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ casino online holland.Mưa lớn từ ngày 3.3 khiến thủ đô Jakarta bị ngập, có nơi ngập sâu đến 3 m ở những vùng nội đô và ngoại thành, theo Reuters hôm 4.3 dẫn thông báo của cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia.Tình trạng ngập lụt khiến một số con đường bị phong tỏa và hơn 1.000 ngôi nhà và nhiều xe cộ chìm trong nước.Thống đốc vùng Jakarta Pramono Anung nâng cảnh báo nguy hiểm do thiên tai lên mức cao thứ hai. Ông chỉ đạo chính quyền địa phương kích hoạt các ống bơm để rút nước khỏi vùng bị ngập lụt và thực hiện các biện pháp điều chỉnh thời tiết phù hợp.Một trong những biện pháp can thiệp là bắn pháo sáng chứa muối vào các đám mây để mưa xảy ra sớm hơn trước khi mây tiến vào đất liền.Truyền thông địa phương đưa tin nước lũ cũng gây ngập một bệnh viện ở thị trấn phía đông Jakarta là Bekasi, với nước xâm nhập một số khu y tế và buộc phía bệnh viện phải sơ tán gấp các bệnh nhân đi nơi khác. Tình trạng mất điện đồng thời xảy ra ở một số khu của bệnh viện.Các đội cứu hộ sử dụng xuồng cao su sơ tán người dân bị mắc kẹt trong vùng lũ ở một khu dân cư của thị trấn Bekasi.Bà Sri Suyatni, 50 tuổi, cho hay không có thời gian thu thập đồ dùng cá nhân trước khi sơ tán và cả ngôi nhà của bà bị chìm trong nước.Vùng thủ đô Jakarta, nơi có hơn 30 triệu dân, thường xuyên bị lũ tấn công. Tuy nhiên, một số báo đài địa phương cho hay đây là đợt mưa lớn gây lũ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020, đặc biệt ở thị trấn Bekasi. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của casino online holland. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ casino online holland.Sở hữu tần số quét vượt trội lên đến 480 Hz, màn hình LG UltraGear OLED 27GX790A mang đến trải nghiệm chơi game mượt mà hơn bao giờ hết, giúp giảm thiểu đáng kể độ trễ giữa đồ họa game và thao tác của người chơi. Mọi hành động trong game được phản ánh gần như ngay lập tức, tạo lợi thế rõ rệt cho người chơi trong những tựa game yêu cầu tốc độ và phản xạ nhanh.Đặc biệt, màn hình được trang bị công nghệ VESA ClearMR 20.000, đảm bảo hình ảnh luôn rõ ràng, sắc nét, không bị nhòe trong các cảnh hành động kịch tính. Game thủ sẽ không bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào, ngay cả trong những khoảnh khắc căng thẳng nhất của các trận chiến tốc độ cao.Bên cạnh đó, tốc độ phản hồi cực nhanh 0,03 ms là một điểm sáng nổi bật. Với thời gian phản hồi được đo bằng micro giây, màn hình giúp người chơi có thể thực hiện các thao tác phòng thủ hoặc tấn công với độ chính xác cực kỳ ấn tượng.Ngoài ra, điểm nhấn công nghệ đột phá của LG UltraGear OLED 27GX790A còn thể hiện ở kết nối DisplayPort 2.1, chuẩn giao tiếp thế hệ mới cho tương lai ngành gaming. So với phiên bản trước là DisplayPort 1.4, DisplayPort 2.1 mang đến sự cải tiến vượt bậc với băng thông tăng 67% và hiệu suất mã hóa dữ liệu được nâng cấp, với tốc độ truyền dữ liệu cao hơn 102%. Nhờ khả năng truyền tải dữ liệu mạnh mẽ này, game thủ giờ đây có thể tận hưởng trải nghiệm chơi game mượt mà, không gián đoạn ngay cả ở các thiết lập độ phân giải 4K và tần số quét cao. Đặc biệt, công nghệ nén luồng dữ liệu hiển thị (Display Stream Compression - DSC) cho phép màn hình xử lý nội dung 5K2K ở tần số quét 165 Hz, mang lại hình ảnh siêu sắc nét và sống động ngay cả với những nội dung phức tạp nhất.Thiết bị còn sở hữu chân đế kim loại chữ L mỏng và sang trọng cùng khả năng tùy chỉnh công thái học với góc xoay từ -30 đến 30 độ. Người dùng cũng có thể đặt bàn phím lên trên để tối ưu không gian. Bên cạnh đó, LG UltraGear OLED 27GX790A được tích hợp giắc cắm tai nghe 4 cực hỗ trợ công nghệ âm thanh vòm ảo DTS Headphone:X, cho phép người dùng dễ dàng giao tiếp trong game cũng như định vị chính xác âm thanh.Tại thị trường Việt Nam, màn hình LG UltraGear OLED 27GX790A sẽ được mở bán trên website chính hãng của LG và các nhà phân phối từ tháng 2.2025, với giá bán lẻ là 25,99 triệu đồng. ️
Sáng nay 15.1.2025, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) chính thức ký kết hợp đồng thiết kế Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC với Tập đoàn Rieckermann (Đức) - nhà thiết kế hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhà máy vắc xin và dược phẩm.Rieckermann là tập đoàn uy tín toàn cầu, có hơn 130 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nhà máy sản xuất dược phẩm, vắc xin và sinh phẩm trên toàn thế giới. Rieckermann đã thiết kế nhiều nhà máy sản xuất vắc xin và dược phẩm của các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GSK, MSD, Roche… theo các tiêu chuẩn cao cấp về nhà máy sản xuất dược phẩm GMP của EU, FDA, PIC/S, WHO.Để đáp ứng các yêu cầu cao từ phía VNVC, Rieckermann đã sử dụng tối ưu diện tích hơn 26.000 m2 để thiết kế một khu nhà máy phức hợp hiện đại gồm các khu vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tòa nhà nuôi và nghiên cứu trên động vật; các khu vực tiện ích khác. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao tầm quốc tế.Trong đó, khu vực nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về GMP cao cấp của EU, FDA, PIC/S và WHO. Tòa nhà chuyên biệt nuôi động vật thí nghiệm để thực hiện các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng cho vắc xin, sinh phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế GLP (thực hành tốt phòng kiểm nghiệm) và AAALAC (tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chăm sóc động vật thí nghiệm quốc tế). Đây đều là những tiêu chuẩn cao cấp đảm bảo các tiêu chuẩn pháp lý và nhân đạo rất quan trọng của lĩnh vực này.Đặc biệt, toàn bộ nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design). Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho một công trình xây dựng xanh toàn diện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiến đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo xu hướng hiện đại của thế giới. Đây sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn này, thực hiện mục tiêu cắt giảm tổng lượng khí thải nhà kính về 0 của Việt Nam đến năm 2050.Như vậy, khi đi vào hoạt động, Nhà máy VNVC sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và môi trường. Nhà máy đặt dấu mốc mới và quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững cho ngành tiêm chủng vắc xin Việt Nam, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành nước tự chủ vắc xin nhằm đảm bảo an ninh y tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam trên phạm vi quốc tế.Phát biểu tại buổi ký kết, ông Jorge Domingo Guerra - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Rieckermann, cho biết dự án này không chỉ minh chứng cho sự phát triển vượt trội trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng dược phẩm sinh học của Việt Nam mà còn là một bước tiến trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe toàn cầu.Ông Jorge Domingo Guerra cam kết Rieckermann sẽ cung cấp cho VNVC một thiết kế sáng tạo, đẳng cấp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và tính bền vững lâu dài, đảm bảo sản xuất liên tục các loại vắc xin và các sản phẩm sinh phẩm quan trọng theo các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới."Bằng cách tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm trong các giải pháp kỹ thuật, chúng tôi tự tin rằng nhà máy sản xuất vắc xin của VNVC sẽ trở thành trụ cột của Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung các loại vắc xin, sinh phẩm quan trọng cho người dân trong nước và thế giới. Hợp tác này không chỉ xây dựng một cơ sở mà còn đặt nền móng cho một tương lai khỏe mạnh bền vững hơn", ông Jorge Domingo Guerra chia sẻ trong phần phát biểu.Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC sẽ là một trong những nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất hiện đại gồm công nghệ đóng lọ, xilanh và bút tiêm; đặc biệt là dây chuyền chiết rót và đóng gói dạng lọ, xilanh, bút tiêm theo công nghệ isolator - đây là công nghệ sản xuất vô trùng hiện đại của thế giới, được VNVC đưa đầu tiên tại Việt Nam, đến thời điểm hiện nay.Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy VNVC sẽ hợp tác với các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, tham gia từng bước các công đoạn trong quá trình sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tiến tới nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất độc lập.Trước đó vào tháng 10-2024, VNVC đã bước đầu thỏa thuận hợp tác, hướng đến chuyển giao công nghệ, sản xuất một số vắc xin của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi (Pháp) tại nhà máy của VNVC như vắc xin cúm, vắc xin 6 trong 1, giúp Việt Nam chủ động nguồn vắc xin chất lượng cao cho trẻ em và người lớn, không chỉ phụ thuộc nguồn nhập khẩu.Ngoài sản xuất vắc xin, khu phức hợp nhà máy VNVC cũng chuẩn bị các hạ tầng hiện đại cho việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới trong và ngoài nước đến làm việc.Cùng với việc VNVC khởi động nhà máy vắc xin và sinh phẩm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành viên cùng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với VNVC, dự kiến khởi công xây dựng trường Đại học Tâm Anh vào cuối năm nay, góp phần nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục, khám chữa bệnh, y tế dự phòng, sản xuất vắc xin và sinh phẩm chất lượng cao, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân Việt Nam. ️
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói. ️